VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NHIỆT - LẠNH

1. Các bộ môn thuộc Viện


1. Bộ môn Hệ thống Năng lượng Nhiệt C7-101 ĐT:38692331
2. Bộ môn Tự động hóa & Điều khiển quá trình Nhiệt - Lạnh C7-102 ĐT:38682787
3. Bộ môn Kỹ thuật Nhiệt C7-201 ĐT:38692333
4. Bộ môn Kỹ thuật Lạnh & ĐHKK C5-108 ĐT:38682623
5. TT NC Ứng dụng C7-104 ĐT:38682627
6. TT Tiết kiệm năng lượng & CGCN C7-207 ĐT:38694829
7. PTN Thiết bị Lạnh & ĐHKK C5-109 ĐT:38692333
8. PTN Kỹ thuật Nhiệt C7-103B ĐT:38692333
9. PTN Truyền Nhiệt & Truyền Chất C7-103A ĐT:38684509
10. PTN Phân tích nhiên liệu C7-202 ĐT: 38684509
11. PTN Tự động hóa & ĐK quá trình nhiệt C7-203 ĐT:38684509
12. PTN Năng lượng Nhiệt C7-106 ĐT: 38684509
13. PTN Điều hòa không khí C7-208 ĐT: 38684509

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng, đám đông và ngoài trời
2. Ngành đào tạo



- Tiến sĩ và thạc sỹ: chuyên ngành Kỹ thuật Nhiệt
- Hệ đại học: bao gồm các hệ
- Cử nhân Kỹ thuật Nhiệt (4 năm)
- Cử nhân Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt (4 năm)
- Kỹ sư Kỹ thuật Nhiệt (5 năm) với 2 định hướng, khác nhau bắt đầu từ năm thứ 4 và năm thứ 5: chuyên ngành Máy và thiết bị Nhiệt – Lạnh, chuyên nghành Kỹ thuật Năng lượng.

Các hệ đại học của Viện KH&CN Nhiệt –Lạnh trang bị cho người học kiến thức cơ sở, chuyên môn vững chắc và các kỹ năng cần thiết để thích ứng tốt với các công việc khác nhau trong lĩnh vực kỹ thuật nhiệt như: hệ thống lạnh, điều hòa không khí, lò hơi, hệ thống cung cấp nhiệt cho tòa nhà và công nghiệp, thiết bị sấy, các loại lò công nghiệp, thiết bị trao đổi nhiệt lạnh, thiết bị chưng cất cô đặc, tua bin hơi nước, tua bin khí, bơm, quạt, máy nén, nhà máy nhiệt điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, quản lý năng lượng, thiết bị sử dụng và biến đổi năng lượng tái tạo, các hệ thống xử lí nước thải, khí thải của các dây chuyền công nghệ liên quan.


3. Cơ sở vật chất


- PTN tập trung quá trình và Thiết bị Nhiệt – lạnh, trị giá khoảng 2,8 triệu USD;

- Xưởng chế tạo thiết bị áp lực;
- Xưởng thực nghiệm Kỹ thuật năng lượng;
- Xưởng chế tạo, thử nghiệm thiết bị công nghệ Nhiệt –Lạnh và thực hành Điện – lạnh;
Sinh viên được tạo điều kiện tối đa sử dụng các PTN, Xưởng chế tạo và thực nghiệm trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học.
Các hướng nghiên cứu:

(1) Công nghệ cháy sạch, năng lượng tái tạo kết hợp với các giải pháp tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả
- Công nghệ cháy tầng sôi và tầng sôi tuần hoàn;
- Quá trình, thiết bị sinh khối tận dụng trấu thải của Việt Nam
- Thiết bị gia nhiệt bằng năng lượng mặt trời.
- Xác định hiệu suất của điều hòa không khí và hệ thống lạnh
- Nghiên cứu môi chất hữu cơ dùng cho chu trình tận dụng nhiệt
- Nghiên cứu ứng dụng bơm nhiệt để sản xuất nước nóng và cấp nhiệt
- Nghiên cứu các giải pháp TKNL cho các hệ thống nhiệt-lạnh
- Công nghệ nhà máy nhiệt điện đồng phát, điện nguyên tử
- Điều khiển bền vững và tối ưu hóa các hệ thống nhiệt lạnh.


(2) Nâng cao chất lượng bảo quản nông lâm thủy hải sản sau thu hoạch. Góp phần bảo đảm an ninh lương thực, nâng cao chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm, mở rộng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam
- Nghiên cứu hoàn thiện quá trình đông lạnh thủy sản và các loại thực phẩm;
- Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ bảo quản rau quả tươi bằng nhiệt độ thấp kết hợp với công nghệ khí điều biến MAP;
- Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sấy nông lâm thủy hải sản;
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo các dây truyền công nghệ thực phẩm ở điều kiện trong nước.


4. Nhu cầu xã hội của các ngành đào tạo


Số lượng đào tạo hàng năm: 2-5 Tiến sĩ; 18-20 Thạc sĩ; 100-150 Kĩ sư nhiệt; 100-150 Cử nhân công nghệ nhiệt
Do đặc thù của ngành công nghệ nhiệt có mặt ở khắp mọi ngành công nghiệp. Bạn có thể công tác ở mọi nhà máy, xí nghiệp như:



Các nhà máy nhiệt điện, điện nguyên tử tại các trung tâm điện lực trên toàn quốc: Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Hà Tĩnh, Phú Mỹ, Cà Mau…


Quản lý điều hành hệ thống nhiệt – lạnh tại các ngành dịch vụ như: trung tâm thương mại, khách sạn, bưu điện…; các nhà máy công nghiệp như: chế biến thực phẩm, bia, rượu, dầu khí, hóa chất, gốm sứ, dệt may, giấy, mía đường, sản xuất thép xi măng,...

Các công ty tư vấn thiết kế nhà máy nhiệt điện, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống cung cấp nhiệt,…


Các công ty dịch vụ, thương mại về thiết bị nhiệt – lạnh, dịch vụ năng lượng, môi trường, tiết kiệm năng lượng,…


Các viện nghiên cứu, trường đại học, các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách,...


5. Quyền lợi sinh viên



- Được làm việc với các chuyên gia có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực Nhiệt - Lạnh.
- Hàng năm sinh viên chuyên ngành thiết bị lạnh và ĐHKK được tham gia đào tạo thiết kế, lắp đặt tại các công ty Viet Kim Daikin, LG …


Học bổng thường niên của các doanh nghiệp
02 suất HB toàn phần công ty Viet Kim DaiKin (25 triệu/suất)
02 suất HB công ty LG (10 triệu/suất)
02 suất HB công ty Toshiba (5 triệu/suất)
06 suất HB công ty Mitsubishi Industry ( 5 triệu/suất)
10 suất HB công ty Polyco (2 triệu/suất)

Share on Google Plus
    Blogger Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét